Tiết độ sứ Ngụy Bác Điền_Tự

Lúc này Ngụy châu đang bị Tiết độ sứ Lư Long là Chu Thao bao vây. Chu Thao nghe tin Điền Duyệt bị giết, tỏ ra vui mừng, cho đó là quả báo việc Điền Duyệt phản bội mình. Sau đó Thao viết thư cho Điền Tự đề nghị lập lại liên minh. Ban đầu ông đồng ý. Tuy nhiên sau đó, các tướng trung thành với triều đình là Lý Bão ChânVương Vũ Tuấn sai người đến chỗ của ông, thuyết phục ông chống lại Chu Thao, hứa đem quân cứu viện, các trấn duy trì minh ước như khi Điền Duyệt còn sống. Các mưu sĩ dưới quyền của Điền Duyệt là Tằng MụcLô Nam Sử cũng ra sức thuyết phục, do đó Điền Tự vẫn quyết định trung thành với nhà Đường. Ông sai sứ đến Phụng Thiên yết kiến vua Đường, bày tỏ lòng trung. Do đó Đức Tông chấp thuận để ông là Tiết độ sứ.

Lúc đó Lý Bão Chân, Vương Vũ Tuấn đã đem quân đến cứu Ngụy châu, đánh bại quân của Chu Thao, buộc Thao phải lui về U châu và sau dâng biểu xin hàng. Loạn tứ trấn kể từ đó chấm dứt[11].

Năm 785, được gia phong Kiểm giáo Công bộ thượng thư. Đức Tông gả em gái mình là công chúa Gia Thành cho Điền Tự, phong ông là Phò mã đô úy. Công chúa không sinh được con trai, trong khi những người thiếp khác sinh cho Điền Tự ba người con là Điền Quý Hòa, Điền Quý TríĐiền Quý An. Quý An nhỏ tuổi nhất nhưng được công chúa nuôi làm con, vì thế trở thành người kế tự ở Ngụy Bác[3].

Năm 790, có tin đồn rằng Lý Nạp ở Tri Thanh có ý định đưa Điền Triều (con trai nhỏ của Điền Thừa Tự) trở về Ngụy Bác để tranh quyền với Điền Tự. Điền Tự hay tin rất lo sợ. Ông nghe theo lời của gia thần Trương Quang Tá, dùng lễ vật hậu hĩnh lấy lòng Lý Nạp và khuyên ông đưa Điền Triều về Trường An, đồng thời chấp nhận hàng thứ sử Lệ châu Triệu Hạo (người trước đó đã dâng châu này cho Vương Vũ Tuấn ở Thành Đức). Lý Nạp chấp thuận, tiếp quản Lệ châu. Điền Tự còn giả chiếu chỉ của vua Đức Tông, trong chiếu công nhận Lệ châu thuộc Bình Lư, sai mang chiếu đến Vận châu cho Lý Nạp. Vương Vũ Tuấn rất giận, sai con là Vương Sĩ Thanh dẫn quân tấn công Bối châu của Ngụy Bác[12], chiếm được bốn quận của châu này. Mùa đông năm đó, triều đình ra mặt hòa giải, ra lệnh cho Lý Nạp trả lại Lệ châu cho Vương Vũ Tuấn. Lý Nạp cũng yêu cầu Vũ Tuấn trả lại bốn quận đã chiếm cho Ngụy Bác, Vũ Tuấn chấp thuận. Lý Nạp sau đó đồng ý trả lại Lệ châu[13].

Năm 794, Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa[14]Lý Bão Chân qua đời, Đường Đức Tông bổ nhiệm Vương Kiền Hưu là tiết độ sứ mới ở trấn này, tuy nhiên tướng Nguyên Nghị dưới quyền Lý Bão Chân không phục và chống lại Vương Kiền Hưu. Cuộc giao tranh kéo dài hơn 1 năm, cuối cùng Nguyên Nghị thất bại, tổn thất 5000 binh mã và phải trốn khỏi trấn, chạy đến nương nhờ Điền Tự. Vua Đức Tông sợ thế lực phiên trấn nên cũng không dám đòi ông phải giao nộp Nguyên Nghị. Sau đó Điền Tự được dời làm Kiểm giáo Tả bộc xạ, thực ấp 3000 hộ, phong Thường Sơn quận vương, sau cải là Nhạn Môn quận vương; sau thăng chức Đồng trung thư môn hạ bình chương sự[15].

Trước kia, Điền Duyệt hạn chế sắc dục, sinh hoạt ăn uống có tiết độ. Đến khi Điền Tự lên thay thì thay đổi hẳn. Ông lãng phí của cải, tửu sắc vô độ, sức khỏe do đó ngày càng suy nhược. Mùa hạ năm 796, Điền Tự đột ngột qua đời, hưởng thọ 33 tuổi, được truy tặng là Tư không. Điền Quý An năm đó mới 15 tuổi, được các tướng sĩ dưới quyền ủng hộ làm lưu hậu. Triều đình nhà Đường công nhận quyền cai trị của Điền Quý An, phong làm Tiết độ sứ Ngụy Bác[3].

Liên quan